Quỳnh xăn cao ống quần lội bì bõm trong dòng nước đầy rác thải sau mưa. Giờ nầy, chắc bọn trẻ đang đợi...
Cốc. Cốc. Cốc. Cốc! Tiếng gõ đều tay cứ bốn nhịp lại ngắt quãng, đã không còn xa lạ với những gia đình sinh sống hai bên phố chợ nầy. Bắt đầu từ 8 giờ (cái giờ mà bữa cơm chiều đã tiêu hóa gần hết nên người ta dễ đói), ông Bảy Thêm đẩy xe hủ tiếu gõ của mình ra khỏi nhà. Thằng Mua đi trước ông chừng mười thước, rao hàng bằng tiếng gõ. Có khi nó vừa đi nhâm nhi một củ khoai lang hay khúc mía cho đỡ buồn miệng. Tiếng gõ của nó rất điêu luyện - không chậm, không nhanh. Cái chỗ ngắt quãng cũng đều đặn bốn bước chân. Khi người ăn cần gọi, nó chào khách bằng nụ cười tươi với câu hỏi quen thuộc “Tô lớn hay tô nhỏ (chú, cô,...) tiếu mì hay tiếu không?”. Rồi nhanh nhẩu quanh trở lại: “Một tiếu lớn, một tiếu nhỏ, hai tiếu mì!”. Trong lúc ông Bảy trụn hủ tiếu, nó phụ sắp tô ra, lấy chanh ớt để vào mấy cái muỗng. Rồi rất điệu nghệ, nó cầm lấy cái mâm cho ông Bảy để mấy tô hủ tiếu vào. Nó thoăn thoắt bước, dù cái mâm và mấy tô hủ tiếu có vẻ nặng nề hơn so với cái thân hình nhỏ thó của nó.
Đó là kỉ vật mà tôi giữ gần 40 năm nay. Chiếc mũ cối màu xanh lá cây đặt trên bàn thờ sau ngày 30¬4-1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chiếc mũ đã bạc màu với một lỗ thủng đằng trước trán. Phía sau chiếc mũ có ba chữ H-H-S viết bằng mực Cửu Long. Một kỷ niệm buồn đau nhói với tôi.
Gã lang thang từ phố nầy qua phố khác với tâm trạng chán chường, bất mãn. Gã thấy ghét cái thành phố nầy, ghét mọi thứ xung quanh gã, ghét luôn màu nắng nhạt lung linh trên mấy tàng phượng vĩ bên đường. Một thằng bé bán vé số đến gần, chìa xấp vé số “Mua giùm em đi anh!”