Đó là những câu thơ mở đầu tập truyện ký “Nước mắt của ngày gặp mặt” mà đại tá tình báo - Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), nguyên Cụm trưởng Cụm tình báo H63, Chính ủy Lữ đoàn đặc công biệt động 316 (đơn vị được phong danh hiệu Anh hùng LLVT tháng 12¬2014) đã viết bằng chính trải nghiệm cuộc chia ly gần 30 năm, để có ngày đoàn tụ với người vợ thân yêu, giữa thành phố Sài Gòn, đêm 30-4-1975.
Tại trại giam tù binh Phú Quốc, cuộc đấu tranh của những người cộng sản với bọn cai ngục trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng ác liệt. Câu chuyện mà tôi kể ra sau đây về anh Nguyễn Văn Ni (tức Bảy Ni), Bí thư Đảng ủy trại giam tù binh Phú Quốc, phần nào nói lên khí tiết cách mạng, ý chí kiên cường, dũng cảm của những người tù binh ở nơi được xem là địa ngục trần gian. Hơn 45 năm qua, ký ức của tôi vẫn đong đầy những hình ảnh bất tử về anh - người tù binh anh hùng...
Có thể nói, không có bất kỳ trận chiến đấu nào, dù được chuẩn bị chu đáo, dự kiến tối đa những trường hợp phải xử lý, chuẩn bị các phương án hợp đồng tác chiến, các phương tiện, trang bị hiện đại để nhận biết ta và địch... lại không xảy ra những bất ngờ, đôi khi hết sức đơn giản lại gây nên tổn thất nghiêm trọng dẫn đến chết người. Nhẹ thì... cũng gây hoảng loạn. Có điều lạ, những bất ngờ thường xảy ra rất “bất ngờ” cho nên chẳng ai đề phòng nổi.
Ngày 16-4-2015, TP. Hồ Chí Minh đã chào đón 309 nữ pháo thủ miền Nam thuộc 17 tỉnh thành trong cả nước và 10 nữ chiến sĩ Biệt ộng Sài Gòn về hội ngộ giao lưu nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Nhiều nữ pháo thủ năm xưa đã bật khóc khi nói lời cám ơn Thành ủy TP.HCM và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, bởi sau khi ra quân, mỗi người mỗi ngả, cuộc sống kinh tế khó khăn, những người còn sống muốn đi thăm nhau cũng rất khó khăn, đi viếng người chết càng không thể. Hôm nay nhờ có chương trình này nên đã gặp lại đồng đội ngày xưa của mình, cùng nhau thắp một nén nhang chung, để tưởng nhớ những người đã mất.
Trong một lần gặp hai vợ chồng già, tuổi ngoài 70, đang lọ mọ tráng xi măng mấy ổ gà trên tỉnh lộ 942, tôi thầm cảm phục hai ông bà già ấy. Có thể tôi đã chạy trên con đường này, chạy qua ổ gà này nhưng tôi đã quên là nó đã được tráng lại bằng phẳng tự bao giờ. Người đi trên đường này mỗi ngày mấy lượt nhưng có mấy ai quan tâm. Vậy mà vợ chồng ông bà già ấy đã đi xin từng bao xi măng, từng thau cát đá rồi lọ mọ tráng lại cho bằng phẳng. Hỏi mới biết, đó là vợ chồng Tư "đại ca'; thật là khó tin!
Có thể nói thế hệ chúng tôi nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc thông qua những tác phẩm văn học, những bài hát từ miền Nam gửi ra, đã lớp này tiếp lớp khác lên đường vượt Trường Sơn tham gia cuộc kháng chiến thần thánh; giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc.
À ơi Mang phận tép tôm Lưng còng, mò mẫm sớm hôm nhọc nhằn.
Lời ru của mẹ tôi còn dài lắm, nhưng tôi chỉ nhớ trọn vẹn 2 câu đầu như vậy. Và tới hôm nay mặc dầu tóc đã chớm hoa râm, nhưng mỗi lần về tới đầu làng, nhìn bờ tre rám nắng, nhìn dáng mẹ còng lưng thì 2 câu thơ ấy lại đưa tôi về với những lời ru ngọt ngào về đời tôm phận tép.